Hệ thống khí nén trong công nghiệp – Những lưu ý lắp đặt quan trọng

Hệ thống khí nén trong công nghiệp được sử dụng ngày càng phổ biến, hỗ trợ công việc sản xuất, cung cấp nguồn khí nén ổn định để vận hành các loại thiết bị, máy móc. Tuy nhiên, để tối đa hoá hiệu quả công việc, bạn cần chọn thiết bị phù hợp và nắm rõ những nguyên tắc, lưu ý khi lắp đặt.

he-thong-khi-nen-trong-cong-nghiep
Hệ thống máy nén khí trục vít trong công nghiệp

Xem thêm:

Hệ thống khí nén trong công nghiệp bao gồm những thiết bị gì?

Hệ thống khí nén bao gồm nhiều thiết bị cùng hoạt động tạo thành một hệ thống giúp cung cấp nguồn khí nén liên tục, ổn định, áp lực cao cho các hoạt động sản xuất, chế tạo, sửa chữa trong các  nhà máy, nhà xưởng quy mô từ vừa đến lớn.

Các thiết bị chính trong 1 hệ thống khí nén sẽ bao gồm: máy nén khí trục vít, máy sấy khí, bình chứa khí nén, bộ lọc khí nén và đường ống khí nén.

Máy nén khí trục vít – Thiết bị nguồn của hệ thống khí nén trong công nghiệp

Máy nén khí trục vít là thiết bị quan trọng nhất trong 1 hệ thống khí nén, đây là thiết bị nguồn, cung cấp khí nén đầu vào cho toàn bộ hệ thống khí nén. Nhiệm vụ của máy nén khí trục vít sẽ là hút không khí từ bên ngoài môi trường và nén khí sau đó cung cấp nguồn khí nén áp lực cao cho toàn bộ hệ thống khí nén.

he-thong-khi-nen-trong-cong-nghiep-1
Máy nén khí trục vít – thiết bị đầu vào của hệ thống khí nén

Người ta thường sử dụng máy nén khí trục vít cho hệ thống khí nén trong công nghiệp thay vì máy nén piston là vì lưu lượng và công suất của thiết bị này có thể lớn hơn rất nhiều lần so với máy nén piston, như vậy mới có thể đáp ứng nhu cầu làm việc liên tục trong các nhà xưởng sản xuất, sửa chữa.

Đặc điểm của máy nén khí trục vít:

  • Thiết kế khối hộp khá nhỏ gọn, phù hợp lắp đặt 1 chỗ
  • Có bảng điều khiển điện tử để dễ dàng theo dõi và điều chỉnh lưu lượng cũng như áp lực khí nén phù hợp.
  • Không có bình chứa khí nén đi kèm như máy nén khí piston vì vậy trong hệ thống khí nén phải trang bị thêm 1 bình chứa khí nén.
  • Có lưu lượng lớn, công suất có thể lên đến 400Kw.
  • Có thể sử dụng liên tục, ổn định trong thời gian dài.

Bình chứa khí nén – Cung cấp khí nén ổn định cho hệ thống

Bình chứa khí nén là thiết bị không thể thiếu trong mọi hệ thống khí nén trong công nghiệp. Vì quy mô của hệ thống công nghiệp rất lớn nên cần sử dụng bình khí nén lớn và do máy nén khí trục  vít không thiết kế chung với bình nén khí nên người ta phải trang bị thêm 1 thiết bị nữa cho hệ thống là bình chứa khí nén.

he-thong-khi-nen-trong-cong-nghiep-3
Bình khí nén giúp tích trữ và cung cấp nguồn khí nén ổn định
  • Nhiệm vụ: Là không gian nén khí, tích áp cho hệ thống khí nén, khi đủ áp lực, máy nén khí ngừng chạy thì bình chứa khí nén sẽ cung cấp khí nén áp lực cao cho toàn bộ hệ thống khí nén.
  • Bình chứa khí nén của hệ thống khí nén thường có mức dung tích từ 120 lít – 10.000 lít tuỳ quy mô hệ thống.
  • Hầu hết các loại bình chứa khí nén sẽ được làm bằng thép cao cấp hoặc inox với khả năng chịu áp lực từ 8 – 10kg/cm2.
  • Phụ kiện không thể thiếu: van xả đáy, van an toàn, đồng hồ đo áp khí nén.

Xem thêm: Sơ đồ máy nén khí trục vít và những lưu ý khi lắp đặt

Máy sấy khí – Nâng cao chất lượng khí nén cho hệ thống khí nén trong công nghiệp

Không khí được nạp vào máy nén khí sẽ lẫn theo hơi ẩm vì vậy khó có thể tránh việc khí nén ban đầu sẽ lẫn hơi nước, nếu như hơi nước vào trong máy móc thiết bị lâu ngày sẽ sinh ra han gỉ khiến giảm tuổi thọ của các thiết bị và giảm chất lượng công việc, đặc biệt là những công việc sản xuất yêu cầu khí nén sạch và khô.

he-thong-khi-nen-trong-cong-nghiep-7
Máy sấy khí nén giúp làm khô khí nén

Máy sấy khí có nhiệm vụ làm khô khí nén, giúp khí nén thành phẩm khô hơn, đảm bảo hơn. Thường sẽ có 2 loại máy sấy khí là máy sấy kiểu làm lạnh và máy hấp thụ, tuỳ vào yêu cầu công việc người ta sẽ lựa chọn thiết bị phù hợp.

Máy sấy khí kiểu làm lạnh: 

  • Được sử dụng rất phổ biến cho các hệ thống khí nén trong công nghiệp với nguyên lý hoạt động dựa trên sự thay đổi nhiệt độ và ngưng tụ của hơi nước khi gặp nhiệt độ thấp từ đó cung cấp nguồn khí nén sạch, khô.  
  • Khí nén thành phẩm được sấy khô từ 80 – 90%, phù hợp với các công việc không đòi hỏi quá cao về độ sạch khí nén.
  • Giá thành phải chăng, được sử dụng rất phổ biến.
he-thong-khi-nen-trong-cong-nghiep-9
Máy sấy khí trong hệ thống khí nén

Máy sấy khí hấp thụ:

  • Sử dụng các hạt siêu hút ẩm chuyên dụng có khả năng tự tái chế để làm khô khí nén.
  • Khí nén thành phẩm khô gần như hoàn toàn, đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng trong các lĩnh vực đòi hỏi nguồn khí nén sạch tuyệt đối như trong y tế, thực phẩm, linh kiện điện tử.
  • Giá thành tương đối cao so với máy sấy khí kiểu làm lạnh.

Bộ lọc khí nén công nghiệp

Bộ lọc khí nén cũng là thiết bị không thể thiếu của mọi hệ thống khí nén trong công nghiệp. Bộ lọc được lắp đặt giúp cho khí nén của hệ thống sạch hơn, khô hơn, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh. 

he-thong-khi-nen-trong-cong-nghiep-12
Bộ lọc khí nén công nghiệp

Thường thì bộ lọc khí nén sẽ bao gồm 3 cấp tương đương với 3 cốc lọc: Lọc thô, lọc tinh và lọc siêu tinh. Ở một số bộ lọc chuyên dụng sẽ có thêm cốc lọc carbon hoạt tính giúp lọc sạch tối đa, cho khí nén sạch hoàn toàn.

Để sử dụng bộ lọc khí nén công nghiệp một cách hiệu quả, người ta thường trang bị thêm các cốc xả tự động lắp dưới mỗi quả lọc với nhiệm vụ tự động xả nước khi nước bên trong cốc đầy, rất tiện lợi.

Những lưu ý chọn lựa và lắp đặt hệ thống khí nén trong công nghiệp

Để hệ thống khí nén đáp ứng tốt nhất nhu cầu sử dụng  và phát huy tối đa hiệu quả, bạn cần chọn lựa đúng các thiết bị và lắp đặt một cách phù hợp. Cụ thể dưới đây là những lưu ý lựa chọn và lắp đặt hệ thống khí nén giúp bạn tối đa hiệu quả và nâng cao chất lượng công việc:

he-thong-khi-nen-trong-cong-nghiep-14
Để hệ thống hoạt động hiệu quả nhất cần lựa chọn và lắp đặt phù hợp

Lưu ý chọn thiết bị cho hệ thống khí nén trong công nghiệp

Để chọn được các thiết bị phù hợp, bạn cần căn cứ vào nhu cầu sử dụng và vào thông số kỹ thuật của máy nén khí trục vít. 

Nếu như bạn muốn lắp đặt hệ thống khí nén trong công nghiệp phục vụ cho các lĩnh vực đòi hỏi nguồn khí nén sạch hoàn toàn (y tế, thực phẩm, chế tạo, sửa chữa linh kiện điện tử) thì nên chọn máy sấy khí hấp thụ và máy nén khí không dầu. Nếu công việc không đòi hỏi khí nén sạch 100% thì hoàn toàn có thể sử dụng máy sấy làm lạnh và máy nén có dầu để giảm thiểu chi phí.

he-thong-khi-nen-trong-cong-nghiep-16

Dưới đây là gợi ý chọn thiết bị phù hợp theo máy nén khí trục vít dựa trên công thức ước lượng nhanh mà chúng tôi hay sử dụng để bạn tham khảo:

  • Lưu lượng của máy sấy khí = (120 – 130)% x lưu lượng máy nén khí trục vít
  • Dung tích bình chứa khí nén = 40 x Công suất máy nén (Kw)
  • Lưu lượng bộ lọc khí nén = (120 – 130)% x lưu lượng máy nén khí trục vít

Tuy nhiên, trên đây chỉ là công thức ước lượng nhanh, để biết được chính xác nhất các thiết bị phù hợp với hệ thống khí nén của bạn còn phụ thuộc nhiều yếu tố khác. Nếu muốn biết chính xác, bạn có thể liên hệ với đội ngũ kỹ thuật viên của chúng tôi qua hotline 097.369.8910 để được hỗ trợ.

Những Lưu ý khi lắp đặt hệ thống khí nén 

Ngoài việc lựa chọn thiết bị phù hợp, bạn cũng cần nắm rõ những lưu ý khi lắp đặt hệ thống khí nén sao cho chính xác nhất, hiệu quả nhất. Dưới đây là những lưu ý khi lắp đặt hệ thống khí nén trong công nghiệp, cũng như sơ đồ hệ thống khí nén tiêu chuẩn để bạn tham khảo:

he-thong-khi-nen-trong-cong-nghiep-17

Vị trí lắp đặt: 

  • Máy nén khí trục vít ở vị trí đầu tiên
  • Bình chứa khí nén lắp đặt ngay sau máy nén khí để tích trữ và hỗ trợ tạo áp lực khí nén.
  • Máy sấy khí nén lắp sau bình khí nén giúp giảm tiêu hao áp suất từ máy nén.
  • Bộ lọc khí nén: Lắp sau máy sấy. Đối với bộ lọc thô có kích thước lọc từ 3 micromet trở lên có thể lắp trước máy sấy khí.
  • Có thể lắp 2 bình khí nén (1 bình say máy nén và 1 bình sau máy sấy để hạn chế tình trạng tụt áp).
  • Nên lắp thêm cốc xả tự động dưới các cốc lọc.

he-thong-khi-nen-trong-cong-nghiep-18

Những lưu ý khác khi lắp đặt:

  • Đường ống chính nên đi trên cao, tránh đi ở phía dưới hoặc bên trong tường để dễ dàng phát hiện rò rỉ và sửa chữa. Đường ống nhanh lấy khí từ đường ống chính thì nên lấy ở mặt trên, không lấy ở phía dưới vì dễ lấy phải nước.
  • Lắp đặt hệ thống khí nén trong công nghiệp tại vị trí khô thoáng, bằng phẳng.
  • Tốt nhất nên lắp hệ thống ở 1 phòng riêng, không cùng với không gian sản xuất để hạn chế bụi bẩn.
  • Tráng lắp đặt các thiết bị quá gần nhau vì có thể xảy ra cộng hưởng nhiệt khi làm việc trong thời gian dài.
  • Chú ý lắp đường nước thải và làm hệ thống thông gió cho hệ thống khí nén.

Điện máy Lucky phân phối giải pháp toàn diện cho hệ thống khí nén trong công nghiệp

Với gần 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực khí nén, Điện máy Lucky tự tin đem đến giải pháp khí nén toàn diện nhất cho khách hàng của mình. Công ty không chỉ cung cấp các thiết bị hệ thống khí nén mà còn có dịch vụ tư vấn – thiết kế – lắp đặt – bảo trì từ A đến Z.

he-thong-khi-nen-trong-cong-nghiep-19
Điện máy Lucky cung cấp giải pháp khí nén toàn diện
  • Công ty phân phối đa dạng các thiết bị khí nén: Máy nén khí, máy sấy khí, bình khí nén, bộ lọc, dây hơi khí nén,… đến từ nhiều thương hiệu, giá cạnh tranh nhất thị trường.
  • Hỗ trợ tư vấn – thiết kế hệ thống khí nén phù hợp nhất với mọi nhu cầu, tối đa hiệu quả, tối thiểu chi phí.
  • Cam kết chính hãng 100%.
  • Hỗ trợ vận chuyển và lắp đặt tận nơi.
  • Bảo hành lên đến 36 tháng.
  • Hỗ trợ bảo trì trọn đời với các hệ thống khí nén.

Trên đây là những lưu ý khi lựa chọn và lắp đặt hệ thống khí nén trong công nghiệp. Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích đối với bạn.

Để được tư vấn chính xác và đầy đủ nhất, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua hotline 097.369.8910 – 0934.423.166 hoặc đến trực tiếp 617 Tam Trinh – Hoàng Mai – Hà Nội.

© 2021 Chuyên phụ kiện khí nén. Thiết kế Website bởi VietMoz.

LIÊN HỆ

ĐÓNG