Tổng hợp cấu tạo, phân loại và nguyên lý xi lanh khí nén

Xi lanh khí nén là một thiết bị hết sức quan trọng đối với hệ thống nén khí. Nguyên lý xi lanh khí nén hoạt động thế nào? Cấu tạo ra sao? Có mấy loại xi lanh khí nén? Tất cả thông tin đều được chúng tôi tóm gọn trong bài viết dưới đây.

nguyen-ly-xi-lanh-khi-nen-1
Xi lanh khí nén là thiết bị vô cùng quan trọng trong hệ thống khí nén

Đặc điểm của xi lanh khí nén

Trước khi tìm hiểu nguyên lý xi lanh khí nén, chúng ta cần nắm được cơ bản xi lanh là gì, cấu tạo các bộ phận của thiết bị này. Xi lanh hay còn được gọi là ben khí nén, công dụng: cung cấp động năng cho máy móc, thiết bị khác.

Cấu tạo của xi lanh khí nén

Đặc điểm cấu tạo của xi lanh sẽ liên quan và ảnh hưởng trực tiếp đến nguyên lý làm việc của xi lanh khí nén. Dưới đây là những chi tiết cấu tạo quan trọng của sản phẩm này.

  • Thân xi lanh: cấu tạo dạng vuông hoặc hình trụ tròn, thường được chế tạo từ nhôm hoặc thép tăng độ bền bỉ.
  • Piston: đảm bảo cho các không gian xung quanh được kín (liên quan trực tiếp đến nguyên lý xi lanh khí nén).
  • Trục xi lanh: là bộ phận truyền chuyển động của khí nén theo chuyển động tịnh tiến.
  • Thanh giằng: cố định và giúp gia cố thêm chắc chắn của hai đầu xi lanh.
  • Đầu bịt trên và đầu bịt dưới của xi lanh: Đảm bảo độ kín của ống xi lanh.
  • Lỗ cấp và thoát khí nén: là nơi cung cấp khí nén đi vào và khí nén đi ra khỏi xi lanh hơi.
  • Lò xo: thường sử dụng ở xi lanh 1 chiều.
  • Cảm biến hành trình: giúp điều chỉnh xi lanh tịnh tiến ra bao nhiêu thì gắn cảm biến trên thân của xi lanh.
nguyen-ly-xi-lanh-khi-nen-2
Cấu tạo của xi lanh khí nén

Phân loại xi lanh khí nén

Để đáp ứng được nhu cầu sử dụng trong công việc, hiện nay xi lanh khí nén được chia thành 2 loại: xi lanh khí nén 1 chiều và xi lanh khí nén 2 chiều. Nguyên lý xi lanh khí nén mỗi dòng sẽ có chút khác nhau.

  • Xi lanh khí nén 1 chiều: tên gọi khác là xi lanh khí nén đơn. Dòng này chỉ sử dụng một đầu để cấp khí và đẩy piston di chuyển theo 1 hướng cố định.
  • Xi lanh khí nén 2 chiều: tên gọi khác là xi lanh khí nén kép. Dòng này có cấu tạo 2 đầu cấp khí, khí nén được dẫn động ở cả 2 chiều (chiều đóng và chiều mở).

Nguyên lý xi lanh khí nén

Về nguyên lý làm việc của xi lanh khí nén cũng rất đơn giản. Dưới đây, chúng tôi sẽ giải thích cơ chế hoạt động ở xi lanh 1 chiều và xi lanh 2 chiều. Cả 2 đều được ứng dụng rất phổ biến trong đời sống.

Nguyên lý xi lanh khí nén 1 chiều

Cơ chế hoạt động của Xi lanh khí nén 1 chiều được hiểu đơn giản là: sử dụng lực của khí nén để tác động lên xi lanh phía còn lại có lò xo để hồi xi lanh về, quan sát về dòng xi lanh khí tác động đơn này người ta thường chế tạo trên thân có một lỗ cấp khí và một lỗ thoát khí ra.

nguyen-ly-xi-lanh-khi-nen-3
Xi lanh khí nén 1 chiều
  • Chiều đi: khí nén đi vào đầu cấp của xi lanh => đẩy piston đi theo hướng xác định (lò xo bị nén lại).
  • Chiều về: lò xo sau khi bị nén lại sẽ tạo phản lực (lò xo giãn ra) => piston trở về vị trí cũ (khi đó trong khoang xi lanh không còn khí nén).

Nguyên lý xi lanh khí nén 2 chiều

Nguyên lý làm việc của Xi lanh khí nén 2 chiều cũng rất dễ hiểu. Tóm tắt: vì xi lanh có 2 chiều là đóng và mở nên nguyên lý sẽ dựa trên sự chênh lệch về áp suất giữa 2 chiều.

nguyen-ly-xi-lanh-khi-nen-4
Xi lanh khí nén 2 chiều
  • Chiều mở: khí nén được cấp vào khoang => đẩy piston di chuyển theo trục cố định.
  • Chiều đóng: khi muốn hồi piston ở chiều mở thì khí nén sẽ được cấp ở chiều đóng.
  • Quá trình diễn ra, lặp đi lặp lại. Chú ý: để có thể hoạt động trơn tru, bên trong cần có một xi lanh khí nén quay.

Xem thêm: Ứng dụng xi lanh khí nén

Trên đây là bài viết cung cấp thông tin về cấu tạo, phân loại và nguyên lý xi lanh khí nén. Xi lanh khí nén là một thiết bị hết sức quan trọng trong hệ thống khí nén – đảm bảo cung cấp động năng cho máy móc, thiết bị.

© 2022 Chuyên phụ kiện khí nén. Thiết kế Website bởi VietMoz.

LIÊN HỆ

ĐÓNG